Tư vấn các loại cầu thang máy mini gia đình đầy đủ và chi tiết nhất

Sự đa dạng về các loại thang máy gia đình mang đến nhiều lựa chọn khách hàng, tuy nhiên cũng khiến khách hàng như “lạc vào ma trận”, gây ra ít nhiều khó khăn trong khâu quyết định. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn gỡ rối những thắc mắc với thông tin hữu ích khi lắp đặt thang máy.

Các loại thang máy gia đình phổ biến nhất hiện nay

Hiện nay trên thị trường đang phổ biến thang máy gia đình loại nhỏ với 4 công nghệ chính, đó là thang máy thủy lực, cáp kéo, trục vít và chân không. Ngoài ra, còn có thang ghế ngồi dành riêng cho người già yếu hay người khuyết tật, giúp cho họ di chuyển dễ dàng hơn giữa các tầng trong nhà. Cùng tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của từng loại thang máy mini gia đình: 

➤ Thang máy cáp kéo

Đây là loại thang máy truyền thống, chuyển động nhờ vào hệ thống motor cuộn cáp kéo cabin lên xuống, được sử dụng phổ biến trong các loại công trình thấp tầng đến siêu cao ốc chọc trời.

Ưu điểm thang máy cáp kéo:

  • Thang máy cáp kéo có tải trọng cao, vận chuyển được nhiều người cùng lúc, các chung cư lớn có thể lắp loại thang máy tải khách lên đến 1500kg-2000kg.
  • Tốc độ di chuyển của thang nhanh chóng nhờ độ lớn của trống cuộn và tốc độ của motor.
  • Thang máy cáp kéo hoạt động ổn định, bền bỉ.

Nhược điểm thang máy cáp kéo: 

  • Không tiết kiệm diện tích, khi lắp đặt thang máy cáp kéo cần có độ sâu và độ cao để xây dựng hố pít và phòng máy ở tầng trên cùng vì thang di chuyển nhanh. 

  • Công nghệ của thang máy cáp kéo đã có từ lâu, dễ sản xuất ở nhiều nước nên ít có sự đồng nhất về thiết bị, thậm chí thiết bị có chất lượng không tốt hoặc bị đánh tráo. Bạn cần tìm hiểu kỹ về các hãng thang máy cáp kéo. Nếu thang sản xuất tại Châu Âu hoặc Nhật Bản thì sẽ có độ tin cậy cao hơn thang máy liên doanh hoặc Trung quốc.

➤ Thang máy thủy lực

Đây là loại thang máy công nghệ mới, hoạt động dựa trên hệ thống truyền động Piston thủy lực. Thang di chuyển lên xuống nhờ áp suất dầu máy trong piston.

Ưu điểm thang máy thủy lực: 

  • Thiết kế “may đo” linh hoạt, phù hợp mọi không gian từ hình thang, vuông, hình tròn…
  • Thang máy thủy lực an toàn tuyệt đối bằng công nghệ bảo vệ 4 lớp: ARD – SRS – Emcall – SWS.
  • Không cần đào sâu nền móng, hố pit của thang ngắn chỉ 10-15cm. Vì thang thủy lực có khả năng kiểm soát tốc độ rất tốt nên khi di chuyển tiếp đất không bị quá nhanh, do đó không cần làm hố pit giảm chấn như các loại thang máy khác.
  • Do bộ điều khiển áp suất dầu có kích thước nhỏ, có thể chỉ cần 1x1m để bố trí, vì vậy thang máy thủy lực không cần làm phòng máy lớn, chiều cao tầng trên cùng chỉ cần tối thiểu 2.2m. 
  • Vận hành êm ái: thang máy thủy lực có sự tiếp xúc cơ khí ít do đó độ ồn dao động chỉ trong khoảng 40-48dB, đảm bảo tốt nhất về giấc ngủ, sinh hoạt cho các thành viên gia đình bạn.
  • Do dầu chỉ di chuyển trong hành trình kín nên nó ít bị hao hụt trong quá trình sử dụng giúp cho thang hoạt động bền bỉ, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.

Nhược điểm thang máy thủy lực 

  • Thang máy thủy lực chủ yếu được sản xuất tại các quốc gia tiên tiến ở Châu Âu, với nhiều ưu việt nên việc sở hữu chiếc thang máy thủy lực đòi hỏi khách hàng cần bỏ ra mức đầu tư lớn. 
  • So với thang máy cáp kéo thì thang máy thủy lực có tốc độ di chuyển không nhanh bằng nên chủ yếu dùng cho nhà ở gia đình dưới 10 tầng.

➤ Thang máy trục vít

Đây cũng là loại thang máy công nghệ mới, chuyển động lên xuống nhờ motor xoay quanh 1 trục xoắn, dọc theo hành trình giếng thang. Tuy nhiên nó vẫn còn nhiều nhược điểm so với dòng thang máy khác.

Ưu điểm thang máy trục vít: 

  • Chiều sâu hố pit và chiều cao tầng trên cùng nhỏ, nhưng vẫn chưa tối ưu bằng thang máy thủy lực.

  • Khả năng tùy biến của thang máy trục vít tốt hơn thang máy cáp kéo để lắp đặt trong không gian ngôi nhà nhỏ.
  • Thang máy sử dụng công nghệ trục vít di chuyển chậm nên cũng có khả năng kiểm soát tốc độ tiếp đất khá tốt.

Nhược điểm của thang máy trục vít: 

  • Dễ hao mòn thiết bị. Đến thời hạn bảo trì tốn chi phí (do phải thay thế bánh răng nếu bị mẻ, mòn cu loa,..)
  • Vật liệu bằng thép phun sơn tĩnh điện không phù hợp với thời tiết khí hậu nóng ẩm của Việt Nam, dễ gây han gỉ. 
  • Gây tiếng ồn khi hoạt động, do cơ cấu truyền động của motor gắn với cabin, vào khoảng 60dB tương đương với một chiếc máy hút bụi. 
  • Tốc độ di chuyển chậm (di chuyển 4 tầng mất khoảng 1 phút 30 giây), ít được sử dụng trong các nhà cao tầng.
  • Mức đầu tư ban đầu cao, bên cạnh đó cơ cấu tiếp xúc cơ khí nhanh hao mòn nên cũng tốn kém chi phí bảo trì hơn các loại thang khác.

➤ Thang máy chân không

Là loại thang máy chuyển động do sự chênh lệch áp suất phần dưới và phần trên cabin tạo nên. Nguyên lý hoạt động của thang máy chân không như minh họa dưới đây.

Ưu điểm thang máy chân không: 

  • Không tiêu tốn nhiều năng lượng, thân thiện với môi trường.
  • Không cần hố pit, giếng thang hay phòng máy

Nhược điểm thang máy chân không: 

  • Chi phí lắp đặt cao
  • Khó bảo trì: do cần thay thế lớp đệm kính không khí chính.
  • Chuyển động quá ồn do bơm hút chân không tạo nên
  • Tải trọng thấp, tốc độ di chuyển thấp. Chỉ lắp được nhà có tầng thấp.

➤ Thang máy ghế ngồi (StairLift): 

Là loại thang máy sử dụng động cơ đẩy và chạy dọc trên thanh trượt. Đặc điểm của loại thang này là bộ nâng nằm trên thanh trượt kết hợp với ghế ngồi có phần tay vịn và phần để chân. Thanh trượt sẽ được gắn cố định trên tường hay trên bậc thang và tùy thuộc vào loại cầu thang đang sử dụng tại gia đình bạn. 

Thang máy ghế là giải pháp cho người già, người khuyết tật. Không chỉ có loại ghế ngồi đơn giản, thang StairLift còn có cả loại dành cho xe lăn, giúp người khuyết tật di chuyển thuận tiện giữa các tầng.

Trên đây là các loại thang máy gia đình cơ bản. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, kiến trúc ngôi nhà và quỹ tài chính gia đình mà bạn sẽ lựa chọn cho mình loại thang máy gia đình phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0988.848.948